Học ở đâu (Phần 2) - Học tập tại doanh nghiệp.
 
 
Lựa chọn thứ 2 là chúng ta sẽ học tập tại doanh nghiệp, và đây cũng là nơi mà chúng ta sẽ dành phần lớn đề làm việc. Cách này sẽ có một số ưu điểm như sau:
1. Việc học sẽ sát với yêu cầu thực tế hơn tự học.
2. Có một định hướng nhất định chứ mung lung.
3. Có người hướng dẫn cụ thể và hỗ trợ bạn khi cần.
4. Có môi trường để thực hành.
5. Được cung cấp miễn phí các công cụ học tập.
Tuy nhiên, mặc dù có vẻ học ở doanh nghiệp là tối ưu nhất, nhưng thực ra nó cũng không ít nhược điểm:
1. Việc học mặc dù sát với yêu cầu thực tế, nhưng đó là với yêu cầu của một doanh nghiệp cụ thể, phục vụ một mục tiêu cụ thể thế cho nên rất có thể bạn cực kỳ giỏi ở công ty này, nhưng sang công ty khác bạn vẫn có thể phải đào tại lại từ đầu. Ví dụ bạn đang làm cho công ty chứng khoán, sang IoT bạn vẫn phải học lại từ đầu là chuyện hết sức bình thường.
2. Mặc dù có định hướng, nhưng đến một thời điểm bạn sẽ nhận ra định hướng đó sẽ dừng lại ở điểm đáp ứng đủ nhu cầu của dự án, bởi vì cho dù bạn có tìm hiểu thêm nữa thì cũng không dùng tới, nó không mang lại lợi ích cho dự án nên bạn sẽ tự động dừng lại hoặc chuyển hướng ra nghiên cứu rộng hơn.
3. Không phải người hướng dẫn nào cũng đủ năng lực để hướng dẫn bạn đến những kiến thức sâu sắc nhất và cũng không giúp bạn trở thành phiên bản tốt nhất được. Thậm chí nếu bạn bị định hướng sai, bạn có thể bị uổng phí rất nhiều thời gian.
4. Mặc dù có môi trường nhưng việc áp dụng thực hành phần lớn áp dụng cho các dự án làm từ đầu, còn các dự án maintain thì phải hạn chế sáng tạo để tránh rủi ro.
5. Mặc dù miễn phí nhưng chúng ta cũng cần tuân thủ theo các quy tắc, học những gì mà dự án cần.
Mặc dù tưởng rằng chúng ta sẽ dành tất cả thời gian học tập tại doanh nghiệp nhưng thực ra không phải, chúng ta sẽ làm việc và sử dụng một lượng kiến thức nhất định là chủ yếu. Do nhu cầu được công nhận cao và tâm lý sợ bị đánh giá nên việc học hỏi từ đồng nghiệp cũng không nhiều. Nên anh em vẫn cần bỏ thêm nhiều thời gian ngoài 8 tiếng để học tập nâng cao năng lực nhé. Đặc biệt các bạn sinh viên cũng chưa cần quá vội vàng đi thực tập, quan trọng nhất vẫn là bỏ nhiều thời gian học tập khi thời gian vẫn cho phép.
Ảnh đính kèm là thống kế Learning how to code của stackoverflow. Trong đó tỉ lệ số người được hỏi học code từ đồng nghiệp và on the job training lần lượt là 18.42% và 39.85%.