Ngành công nghiệp phần mềm tại Việt Nam

Phần 2: Dây chuyền sản xuất

Một vài sản phẩm đơn lẻ thì không thể nào gọi là ngành công nghiệp được, nó phải là một số lượng lớn các sản phẩm được tạo ra liên tục để đáp ứng được nhu cầu thay đổi không ngừng của thị trường và phần mềm cũng vậy. Nếu bạn nghĩ "trời, phần mềm sao nhiều như các sản phẩm tiêu dùng khác được" thì có đấy, đã có khoảng 1.13 tỷ trang web được tạo ra và hiện tại có khoảng 200 triệu website còn đang hoạt động. Đó là còn chưa kể đến hàng chục triệu các phần mềm không phải là web.

Để có thể tạo ra một lượng lớn các phần mềm thì chúng ta không thể chỉ dựa vào nỗ lực của một vài cá nhân đơn lẻ mà nó cần một dây chuyền sản xuất kiểu thế này:

1. Lên ý tưởng.
2. Phân tích yêu cầu.
3. Thiết kế UX, UI.
4. Thiết kế mã nguồn.
5. Gia công.
6. Kiểm thử.
7. Vận hành.

Các bước 1, 2, 3, 4 và 7 là khó khăn nhất đặc biệt là bước 1. Mình đã có cơ hội đến trung tâm giải pháp công nghệ của tập đoàn VT, được chứng kiến hàng chục, thậm chí hàng trăm con người đang tham gia vào bước 1, không khí nhộn nhịp, cái mùi của KPI làm mình cảm thấy guồng quay kinh doanh nó thú vị đến thế nào. Và mình tin ở các nước khác họ cũng đang lên ý tưởng và hiện thực hóa hàng nghìn sản phẩm mỗi ngày.

Bước 5, và 6 chúng ta đã làm tốt, vậy nên mình hy vọng rằng sẽ có thật nhiều các anh chị em khởi nghiệp, tham gia vào các bước 1, 2, 3, 4 và 7. Khi có sự tham gia của các công ty tư nhân sẽ làm cho thị trường trở nên sôi động hơn, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn và giúp dòng tiền được lưu thông.

Một điều thú vị đó là các ngành sản xuất thì cần máy móc, còn ngành phần mềm thì là các cộng cụ và framework lập trình, những thứ này càng thông minh và dễ sử dụng bao nhiêu thì càng giúp cho sản phẩm được nhanh chóng tạo ra bấy nhiêu. Vậy nên sẽ có những anh chị em nghiên cứu và sáng chế ra các công cụ và framework lập trình mới sẽ mở công ty, được đầu tư và phát triển.

Nhìn chung có nhiều lý thuyết kinh doanh, nhưng vẫn phải là có một dây chuyền xuyên suốt để liên tục tạo ra các phần mêm với chi phí thấp, đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dùng đại trà thì chúng ta mới có cửa để cạnh tranh được. Cả năm mới tạo ra được phần mềm rồi hết vốn thì kết quả vẫn bằng 0, đấy không thể gọi là ngành công nghiệp được.