Đó chính việc chúng ta không biết mình đang không biết cái gì. Nghe thì hơi trừu tượng nhưng có thể hiểu đơn giản thế này. Khi còn nhỏ chúng ta không hề biết đến sự tồn tại của toán học, nhưng khi đi vào nhà trường, chúng ta được dạy dỗ, chúng ta mới biết là à, hóa ra có một thứ gọi là toán học, nó giúp chúng ta thực hiện các phép tính. Nhưng chúng ta cũng chỉ mới biết là cần phải học môn toán đó để được điểm cao, để lên lớp. Phải đến một cấp học cao hơn hoặc đi làm chúng ta mới hiều là à, hóa ra toán học là để tính diện tích, quản lý tài chính, vân vân và mây mây.
Ngày nay với tuổi trẻ đặc biệt là với Việt Nam để trả lời câu hỏi tôi đang không biết cái gì? thật sự là vấn đề nan giải. Nó thể hiện qua việc đọc sách rất ít, chỉ tầm 2.8 cuốn 1 năm và cũng chỉ có tầm 30% là đọc sách thường xuyên, nhưng đó là trên tổng thể còn tuổi trẻ đọc sách có lẽ sẽ ít hơn nhiều.
Nếu bạn nghĩ rằng việc lướt tiktok, facebook sẽ thay được những phương pháp truyền thống như đi học, du lịch trải nghiệm và đọc sách thì có thể bạn đã nhầm. Vì với các thuật toán đề nghị nội dung thì các nền tảng số thường đưa ra các video hay bài viết giống nhau có cùng thứ mà thích để giữ chân người dùng. Nó có nghĩa rằng bạn không hề học thêm cái mới và chỉ xem lại nội dung mình đã biết rồi ở một góc độ thú vị hơn thôi.
Vậy nên cuối cùng để tuổi trẻ không qua đi một cách lãng phí thì chúng ta hãy luôn đi tìm kiếm những cái mới để trả lời cho câu hỏi: tôi đang không biết cái gì? Bởi vì chỉ cần biết đến thứ đó có tồn tại chúng ta sẽ học hỏi và tiếp thu rất nhanh hơn nhiều khi ở tuổi già, tuổi trẻ là món quà vô giá và thứ chúng ta cần chia sẻ với nhau đó là trải nghiệm. Đi học, đi du lịch hay đơn giản nhất là đọc nhiều sách là cách để chúng ta sớm hoàn thiện được mình.